Nhắc lại một chút về hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào.
Nhằm mục đích chuẩn đoán,đánh giá mức độ tắc nghẽn đường hô hấp,tính hồi phục của phế quản.Chỉ số PEF có giá trị trong chuẩn đoán và theo dõi điều trị,cần xác định trị số tối đa chỉ số PEF của chính bệnh nhân lúc bình thường
hen phế quản |
Chẩn đoán hen phế quản chủ yếu dụa vào các triệu chứng và hỏi diễn biến bệnh sử,đo chức năng hô hấp và một số test chuẩn đoán.
1.Triệu chứng lâm sàng của bệnh hen phế quản
Tần suất và mức độ xuất hiện các triệu chứng hen phế quản khác nhau giữa các bệnh nhân và thay đổi tùy lúc trên cùng một bệnh nhân.Triệu chứng điển hình là các cơn ho,khó thở đột ngột,cảm giác bó nghẹt lồng ngực.thở có tiếng rít,nghe phổi có ran rít,ran ngáy.Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân các triệu chứng không rõ rệt.
Các triệu chứng thường xuất hiện và ban đêm,làm bệnh nhân phải thức giấc hoặc thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết.Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi tiếp xúc với một trong các yếu tố:lông súc vật,chất hóa học bay hơi,bọ nhà,phấn hoa,khói thuốc lá,thuốc(aspirin),vận động mạnh,nhiễm trùng hoặc nhiễm virus đường hô hấp trên.
Khi có một trong các trường hợp sau cần hướng tới bệnh hen phế quản:
- Thở rít,thở có ran rít,nhất là ở trẻ em
- Ho nhiều về đêm,kéo dài
- Hay có các cơn khó thở
- Thỉnh thoảng có cảm giác bó nghẹt lồng ngực
2.Đo chức năng hô hấp:
Đo chức năng hô hấp |
Giá trị chẩn đoán hen phế quản của các trị số chức năng hô hấp:hen phế quản thường có biểu hiện sau:
- Tỷ số FEV1/FVC < 75% thể hiện có tắc nghẽn đường dẫn khí
- Sau khi hít 01 liều thuốc giãn phế quản chỉ số FEV1 tăng >=12%(hoặc 200ml) so với trước khi dùng
- Sau khi hít 01 liều thuốc giãn phế quản,chỉ số PEF tăng 60 l/phút(hoặc 20%) so với trước khi dùng thuốc
Dụng cụ đo PEF được gọi là Peak Flow Meter,đây là dụng cụ đơn giản,dễ sử dụng.Bệnh nhân sử dụng tại nhà để theo dõi bệnh và tự đánh giá tình trạng hen phế quản,các trị số đo hằng ngày được ghi lại vào cuốn nhật kí PEF để theo dõi.Khi trị số PEF giảm đi thường biểu hiện nguy cơ xuất hiện triệu chứng hoặc cơn hen cấp.Mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm trị số PEF tại thời điểm đo so với trị số tối đa của bệnh nhân đo được lúc bình thường.
Một số xét nghiệm khác
- Chụp X-quang phổi:có giá trị chuẩn đoán phân biệt,loại trừ bệnh hô hấp khác.Ở bệnh nhân hen phế quản ngoài cơn hen cấp hình ảnh X-quang phổi bình thường,trong cơn hen có thể thấy phổi sáng quá mức.
- Test kích thích phế quản:dựa vào tính tăng phản ứng phế quản.Nếu bệnh nhân vẫn có triệu chứng nghi ngờ hen phế quản nhưng chức năng hô hấp bình thường:đo chức năng hô hấp trước và sau khi hít methacholin,histamin hoặc chạy trong vòng 8,đánh giá bằng trị số FEV1 giảm đi > 20% so với trước khi hít thuốc hoặc chạy
- Test da với dị nguyên và định lượng IgE đặc hiệu trong huyết thanhh:nhằm xác định yếu tố nguy cơ gây cơn hen của từng bệnh nhân.
3.Biến chứng của bệnh hen phế quản
Biến chứng cấp tính
- Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang dễ dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp
- Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da
- Suy tim cấp hoặc hội chứng tim-phổi cấp
- Xẹp phân thùy phổi do lấp tắc khu trú một đoạn phế quản
- Tử vong là hậu quả của các biến chứng trên
Biến chứng mạn tính
- Biến dạng lồng ngực:xương ức tụt xuống hoặc nhô lên(ở trẻ em),lồng ngực bình thùng(ở người lớn)
- Suy hô hấp mạn tính
- Tâm-phế mạn