Nhắc lại thể nào là viêm phổi:Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi(bao gồm phế nang,ống phế nang,tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi.Với các biểu hiện của viêm phổi điển hình là sốt cao,khó thở,khám phổi có hội chứng đông đặc....
Viêm phổi thể điển hình có những triệu chứng sau:
Khởi phát bằng sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C hoặc vừa sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu.Ban đầu bệnh nhân khó khạc đờm,sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh,vàng.Đau ngực khu trú ở một vùng nhất định,đau tăng lên khi ho.
Khó thở nhẹ hoặc vừa,khó thở có xu hướng ngày càng tăng.Trường hợp nặng bệnh nhân khó thở nhiều.
Khám phổi:nếu viêm phổi thùy sẽ có cơ hội chứng đông đặc (rung thanh tăng,gõ đục,rì rào phế nang giảm),có thể thấy tiếng thổi ống;đa số trường hợp có ran nổ,ran ẩm rải rác hai bên phổi.Có thể kèm theo nhịp tim nhanh,huyết áp hạ.
Để hiểu rõ hơn về viêm phổi cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi
Với viêm phổi thùy:tổn thương là đám mờ đậm,đồng đều,hình tam giác,đỉnh quay về phía trung thất.
Với phế quản phế viêm:nhiều nốt mờ rải rác hai phổi,tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới;mật độ và kích thước các nốt mờ không đều nhau
Triệu chứng lâm sàng thường là đau đầu,mệt mỏi,sốt < 39 độ C ho khan hoặc có đờm nhầy,không có khó thở,phổi có ít ran nổ và ran rít rải rác.
Khoảng 30% số bệnh nhân có kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi,đau họng
Số lượng bạch cầu trong máu không tăng
Trên X-quang phổi thường có những đường mờ ở thùy dưới
Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện.Tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn Gram(-) và S.aureus.Các vi khuẩn này tới phổi thường bằng con đường hít phải từ họng.Tổn thương thường thấy là hoại tử phế quản-phổi.Nhưng trường hợp dễ dẫn tới viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là:
Chuẩn đoán chủ yếu dựa vào dịch tễ,lâm sàng và test phát hiện virus trong bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp bằng kĩ thuật PCR.Có thể phát hiện kháng thể kháng virus cúm A trong huyết thanh nhưng ở thời điểm muộn(khoảng 10-14 ngày sau khi bị nhiễm virus),do đó không thể dùng kĩ thuật này để chuẩn đoán sớm nhiễm virus.
Đa số bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thường điều trị ngoại trú,không thể chuẩn đoán vi khuẩn được nên thường sử dụng kháng sinh bằng đường uống và chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
Thời gian sử dụng kháng sinh:thông thường một đợt điều trị khoảng 7-10 ngày
Bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cần nhập viện hoặc viêm phổi mắc phải tại bệnh viện,cần lựa chọn kháng sinh theo vi khuẩn bệnh dựa trên kết quả cần xét nghiệm tìm vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ.Nếu chưa có hoặc nếu không làm xét nghiệm vi khuẩn thì việc lựa chọn kháng sinh đồ dựa trên mức độ nặng,tuổi và yếu tố nguy cơ.Do bệnh nặng nên đường đưa thuốc ban đầu thường dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
Zanamivir được chỉ định cho những trường hợp không thể sử dụng Oseltamivir do có tác dụng không mong muốn.Chỉ định cho người lớn hơn 12 tuổi
phổi |
Viêm phổi thể điển hình có những triệu chứng sau:
Khởi phát bằng sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C hoặc vừa sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu.Ban đầu bệnh nhân khó khạc đờm,sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh,vàng.Đau ngực khu trú ở một vùng nhất định,đau tăng lên khi ho.
Khó thở nhẹ hoặc vừa,khó thở có xu hướng ngày càng tăng.Trường hợp nặng bệnh nhân khó thở nhiều.
Khám phổi:nếu viêm phổi thùy sẽ có cơ hội chứng đông đặc (rung thanh tăng,gõ đục,rì rào phế nang giảm),có thể thấy tiếng thổi ống;đa số trường hợp có ran nổ,ran ẩm rải rác hai bên phổi.Có thể kèm theo nhịp tim nhanh,huyết áp hạ.
Để hiểu rõ hơn về viêm phổi cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi
1.Triệu chứng cận lâm sàng
Bệnh viêm phổi |
1.1.X-quang phổi
X-quang phổi có vai trò trong khẳng định sự tồn tại và vị trí tổn thương phổi,đánh giá mức độ lan rộng,phát hiện biến chứng và đánh giá đáp ứng điều trị.Với viêm phổi thùy:tổn thương là đám mờ đậm,đồng đều,hình tam giác,đỉnh quay về phía trung thất.
Với phế quản phế viêm:nhiều nốt mờ rải rác hai phổi,tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới;mật độ và kích thước các nốt mờ không đều nhau
1.2.Công thức máu
Số lượng bạch cầu tăng,tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng1.3.Một số xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân viêm phổi
- Soi và cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh
- Chọc hút qua khí quản để lấy dịch phế quản nuôi cấy tìm vi khuẩn
- Nuôi cấy dịch phế quản qua soi,chải rửa phế quản
- Cấy máu và dịch màng phổi(nếu có kèm theo) tìm vi khuẩn gây bệnh
2.Một số thể lâm sàng
2.1.Viêm phổi không điển hình
Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ em > 5 tuổi và thanh thiếu niên.Nguyên nhân thường do virus,Mycoplasma pneumoniae, Legionnella pneumophillaTriệu chứng lâm sàng thường là đau đầu,mệt mỏi,sốt < 39 độ C ho khan hoặc có đờm nhầy,không có khó thở,phổi có ít ran nổ và ran rít rải rác.
Khoảng 30% số bệnh nhân có kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi,đau họng
Số lượng bạch cầu trong máu không tăng
Trên X-quang phổi thường có những đường mờ ở thùy dưới
2.2.Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện |
- Bệnh nhân hôn mê nên phản xạ ho kém hiệu lực gây ứ đọng chất tiết ở phổi
- Bệnh nhân có bệnh cơ bản là bệnh phổi hoặc suy tim mà các cơ chế làm sạch đường thở đã bị suy giảm
- Bệnh nhân phải đặt nội khí quản hoặc thở máy
- Điều trị viêm phổi mắc phải tại bệnh viện thường khó khăn do các kháng sinh thường kém hiệu quả,vì vậy việc dự phòng là đặc biệt quan trọng
2.3.Viêm phổi do virus cúm A
Thời kì ủ bệnh từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng khoảng 7 ngày.Các triệu chứng biểu hiện là sốt cao,ho,khó thở.Khoảng 80% bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H5N1 có triệu chứng trầm trọng như suy hô hấp nặng kèm theo suy đa tạng.Bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H1N1 chủ yếu gây tổn thương đường hô hấp trên,tỷ lệ bệnh nhân bị viêm phổi gây suy hô hấp thấp hơn.Có một số ít bệnh nhân có triệu chứng khởi phát là sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa(tiêu chảy) trước khi có các triệu chứng hô hấp.Chuẩn đoán chủ yếu dựa vào dịch tễ,lâm sàng và test phát hiện virus trong bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp bằng kĩ thuật PCR.Có thể phát hiện kháng thể kháng virus cúm A trong huyết thanh nhưng ở thời điểm muộn(khoảng 10-14 ngày sau khi bị nhiễm virus),do đó không thể dùng kĩ thuật này để chuẩn đoán sớm nhiễm virus.
3.Phát triển và biến chứng
Nếu được chuẩn đoán sớm,điều trị thích hợp,bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.Nếu chuẩn đoán muộn,điều trị không đúng hoặc do cơ thể quá suy kiệt,các chứng sau có thể xảy ra:
- Tổn thương phổi ngày càng lan rộng gây suy hô hấp,bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp hoặc sốc nhiễm trùng
- Áp xe phổi:tổn thương được khu trú lại,có thể hình thành xơ xung quanh tổn thương.Bệnh nhân ho khạc nhiều đờm có mùi hôi hoặc có dấu hiệu ộc mủ,trên X-quang thấy hình ảnh mức nước-mức phổi
- Tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi,viêm màng ngoài tim mủ
4. Điều trị bệnh viêm phổi
Cần tiến hành điều trị ngay sau khi chuẩn đoán xác định4.1.Thuốc điều trị
thuốc điều trị |
4.1.1.Kháng sinh
Nguyên nhân gây viêm phổi đa phần do nhiễm vi khuẩn,do đó kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh này.Đa số bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thường điều trị ngoại trú,không thể chuẩn đoán vi khuẩn được nên thường sử dụng kháng sinh bằng đường uống và chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
Thời gian sử dụng kháng sinh:thông thường một đợt điều trị khoảng 7-10 ngày
Bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cần nhập viện hoặc viêm phổi mắc phải tại bệnh viện,cần lựa chọn kháng sinh theo vi khuẩn bệnh dựa trên kết quả cần xét nghiệm tìm vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ.Nếu chưa có hoặc nếu không làm xét nghiệm vi khuẩn thì việc lựa chọn kháng sinh đồ dựa trên mức độ nặng,tuổi và yếu tố nguy cơ.Do bệnh nặng nên đường đưa thuốc ban đầu thường dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
4.1.2.Thuốc kháng virus điều trị viêm phổi do virus cúm A
Oseltamivir được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi bị viêm phổi do virus cúm A gây ra,nên dùng ngay trong vòng 48h đầu từ khi khởi phát triệu chứng.Có thể sử dụng Oseltamivir để dự phòng cho những người có nguy cơ cao(chỉ định cho người tiếp xúc vơi nguồn lây nhiễm trong vòng 48h)Zanamivir được chỉ định cho những trường hợp không thể sử dụng Oseltamivir do có tác dụng không mong muốn.Chỉ định cho người lớn hơn 12 tuổi
4.1.3.Thuốc điều trị triệu chứng:sử dụng tùy theo triệu chứng
- Thuốc giảm đau,hạ sốt
- Thuốc làm loãng đờm để bệnh nhân dễ ho khạc
4.2.Chế độ chăm sóc
- Thở oxy nếu bệnh nhân khó thở vừa và nặng.Nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy
- Dinh dưỡng:ăn nhẹ,đủ dinh dưỡng,nghỉ ngơi tại giường
- Chỉ định nằm viện:đối với bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cần cân nhắc có cần thiết phải nằm viện hay không,nhiều bệnh nhân điều trị ngoại trú rất có kết quả.Những bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện:bệnh nhân trên 65 tuổi,có bệnh phổi cùng bệnh thận,số lượng bạch cầu tăng nhiều hoặc giảm,không thể uống kháng sinh,có biến chứng,nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn kị khí,....