Nhiệm vụ của người thầy thuốc không chỉ thăm khám cho bệnh nhân bị tăng huyết áp không chỉ phát hiện có tăng huyết áp hay không mà còn phải xem xét đến các yếu tố khác như:yếu tố nguy cơ,tiền sử,lối sống,các bệnh mắc kèm,các tổn thương do bệnh tăng huyết áp gây ra...để có chiến lược điều trị tăng huyết áp hợp lý,đồng thời ngăn chặn các biến chứng tăng huyết áp tại cơ quan đích(tim,não,thận,mắt)
Để hiểu rõ thêm về huyết áp và tăng huyết áp như thế nào,đôi khi bạn cũng cần phải có kiến thức nhất định về
hệ tim mạch
Vì vậy chuẩn đoán tăng huyết áp cần qua các bước sau:
|
Tăng huyết áp |
1.Chuẩn đoán xác định tăng huyết áp
Thường bệnh nhân chưa cảm thấy gì nếu chưa có biến chứng.Triệu chứng chủ quan có thể gặp là:chóng mặt,nhức đầu,nóng mặt,mệt.
Để chuẩn đoán xác định
tăng huyết áp phải dựa vào số đo huyết áp của bệnh nhân.Do huyết áp có đặc tính biến thiên tự nhiên rất nhiều nên
chuẩn đoán tăng huyết áp cần dựa trên số đo nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau.
|
đo huyết áp |
Khi
đo huyết áp cho bệnh nhân cần lưu ý:
- Để bệnh nhân ngồi nghỉ vài phút trước khi đo
- Đo huyết áp ít nhất 2 lần,cách nhau ít nhất 5 phút,nếu chênh lệch nhau >= 5 mmHg phải đo lần thứ 3 lấy trị số trung bình.
- Khi đo,âm xuất hiện đầu tiên(pha 1) xác định được huyết áp tâm thu và khi mất pha(pha 5) xác định được huyết áp tâm trương
- Đo huyết áp cả hai tay khi nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh mạch ngoại biên,(mạch hai tay không đồng đều,chóng mặt...)chênh lệch khi đo huyết áp tối đa >= 20 mmHg/huyết áp tối thiểu >= 10mmHg.
- Nếu đo huyết áp ở tư thế đứng đối với bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân đái tháo đường,bệnh nhân có thể tụt huyết áp tư thế đứng.
- Đặt bao cuốn kế ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào(nằm hay ngồi).
2.Phân biệt bệnh theo chỉ số huyết áp
2.1.Phân loại mức độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam(2008).
|
Phân loại tăng huyết áp theo chỉ số huyết áp |
lưu ý:khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương rơi vào 2 mức độ khác nhau thì mức độ cao hơn sẽ được lựa chọn.
2.2.Phân loại mức độ tăng huyết áp theo JNC7(2003)
|
Huyết áp |
- Bình thường huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg
- Tiền tăng huyết áp:Huyết áp tâm thu 120-139 hoặc huyết áp tâm trương 80-90 mmHg
- Tăng huyết áp giai đoạn 1:huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
- Tăng huyết áp giai đoạn 2:huyết áp tâm thu >=160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 100 mmHg
Nếu chỉ số phân loại theo
chỉ số huyết áp,bản thân mức độ tăng huyết áp chưa đủ để đánh giá độ nặng của bệnh,tiên lượng bệnh,do đó WHO-ISH 1999 đề nghị cần tiếp tục phân lập
tăng huyết áp theo nguy cơ tim mạch,tử vong ở
bệnh nhân tăng huyết áp.Chiến lược điều trị cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nguy cơ tim mạch.Yếu tố nguy cơ tim mạch được đánh giá dựa trên các yếu tố nguy cơ khác,bệnh mắc kèm và tổn thương cơ quan đích.
2.3.Xác định yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
Các yếu tố nguy cơ khác dùng để phân độ yếu tố nguy cơ tim mạch gồm:
- Mức độ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương(độ 1-3)
- Tuổi:nam giới > 55 tuổi,nữ giới > 65 tuổi
- Hút thuốc lá
- Rối loạn lipid máu:cholesterol toàn phần > 5 mmol/l,LDL < 3.4 mmol/l
- HDL : nam < 1mmol/l ; nữ < 1.2 mmol/l ; triglycerid > 1.7 mmol/l
- Đường huyết lúc đói : 5.6 - 6.9 mmol/l
- Rối loạn dung nạp glucose
- Béo bụng:vòng bụng nam > 102 cm ,nữ 88 cm
- Tiền sử gia đình chết sớm do bệnh tim mạch : nam < 55 tuổi ,nữ < 65 tuổi
- Hội chứng chuyển hóa:bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa khi có > 3/5 tiêu chuẩn sau:
- Béo bụng,vòng bụng nam > 102 cm,nữ > 88 cm
- Đường huyết lúc đói : 5.6 -6.9 mmol/l
- Huyết áp >= 130/85 mmHg
- HDL: nam < 1mmol/l,nữ < 1.2 mmol/l
- Triglycerid > 1.7 mmol/l
2.4.Xác định tổn thương cơ quan đích
2.4.1.Tổn thương cơ quan đích tiềm lâm sàng
- Dày thất trái(phát hiện trên điện tâm đồ hoặc trên siêu âm tim)
- Siêu âm hoặc X-quang có bằng chứng mảng xơ vữa(động mạch cảnh,động mạch chậu,đùi,động mạch chủ)
- Tăng nhẹ nồng độ creatinin huyết tương(nam: 115-133 mmol/l;nữ: 107-124 mmol/l)
- Giảm mức lọc cầu thận(độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút)
- Microalbumin niệu: 30-300 mg/24h
- Hẹp lan tỏa hoặc khư trú các động mạch võng mạc
2.4.2.Tình trạng lâm sàng đi kèm
Khi tổn thương cơ quan đích mà có cái triệu chứng lâm sàng,tức là bệnh tăng huyết áp đã xuất hiện các biến chứng.Vậy khái niệm tình trạng lâm sàng đi kèm bao gồm các biến chứng của tăng huyết áp và các bệnh khác mà bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm như bệnh đái tháo đường
- Bệnh đái tháo đường(đường huyết lúc đói > 7 mmol/l,đo nhiều lần,đường huyết sau ăn > 11 mmol/l)
- Bệnh mạch não:nhồi máu não,xuất huyết não,cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
- Bệnh tim:nhồi máu cơ tim,đau thắt ngực,tái tưới máu mạch vành,suy tim sung huyết.
- Bệnh thận:bệnh thân do đái tháo đường,suy thận(nồng độ creatinin huyết tương nam > 133 mmol/l;nữ > 124 mmol/l;protein niệu > 300mg/24h.
- Bệnh mạch máu:túi phình bóc tách,bệnh động mạch có triệu chứng
- Bệnh võng mạc do tăng huyết áp tiến triển:xuất huyết hoặc xuất tiết,phù gai thị.
Google Account Video Purchases
Việt Nam