Suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp,dẫn đến hormon tuyến giáp được sản xuất dưới mức bình thường làm cho nồng độ của hormon tuyến giáp trong máu giảm,từ đó gây ra các tổn thương ở mô rồi từ đó loạn chuyển hóa.
1.Nguyên nhân dẫn tới suy giáp
Tình trạng suy giáp thường đực gặp do 3 nguyên nhân chủ yếu,các nguyên nhân này chiếm tới 90% các ca bệnh mặc suy giáp.Nguyên nhân đầu tiên là suy giáp do teo tuyến giáp là hình thức phổ biến nhất,không có bướu giáp.Nguyên nhân thứ hai là Viêm tuyến giáp tự miễn Hasimoto,nguyên nhân này do cơ chế phá hủy tự miễn dịch.Nguyên nhân thứ ba là thứ phát sau điều trị cường giáp, đó là tình trạng dùng thuốc kháng giáp trạng,phẫu thuật,điều trị bằng đồng hóa trị.Những nguyên nhân ít gặp gây ra bệnh suy giáp là việc ăn thiếu iod trong chế độ ăn,những trường hợp bẩm sinh,do dùng thuốc,hoặc là biểu hiện thứ phát sau bệnh của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên
Bệnh tương tự về tuyến giáp nhưng có các biểu hiện đối nghịch với suy giáp là cường giáp.
2.Triệu chứng lâm sàng
2.1.Lâm sàng
-Hội chứng giảm chuyển hóa
- Mệt mỏi,chậm chạp,có thể tăng dần
- Sợ lạnh,thân nhiệt giảm,chân tay lạnh và khô.
- Uống ít,đái ít,bài tiết nước tiểu chậm.
- Bướu giáp.
-Hội chứng da và niêm mạc
- Phù niêm: Do xâm nhiễm chất nhầy dưới da,phù niêm không ấn lõm:mặt xanh xao,ít biểu lộ cảm xúc,môi dầy tím tái,trán nhiều nếp nhăn,mi mắt dưới phù nhiều như mọng nước.
- Bàn tay,bàn chân dày,ngón tay to,đầu chi lạnh và tím,nhiễm sắc tố caroten ở lòng bàn tay,chân
- Da dầy,khô.Lông,tó,khô,mỏng,dễ gãy rụng.Móng có sọc và dễ gãy.
- Lưỡi to bè ra hai bên.
- Thanh hầu to,giọng nói khàn,ồm trầm do chất nhầy xâm nhiễm vào thanh quản và dây thanh âm.
- Ù tai nghe kém do niêm mạc vòi Eustache bị xâm nhiễm chất nhầy.
-Tim mạch
- Nhịp tim chậm,huyết áp thấp,tốc độ tuần hoàn giảm,hay đau vùng trước tim.Hiếm gặp tràn dịch màng ngoài tim,tràn dịch màng phổi,suy tim.
-Tâm thần kinh
- Rối loạn tâm thần kinh:thờ ơ,vô cảm,nói chậm,hay quên,giảm năng lực hoạt động trí óc.Nặng hơn là trầm cảm,sa sút trí tuệ,rối loạn tâm thần
-Tiêu hóa:
- Chán ăn,hay bị táo bón.
-Cơ xương
- Giảm,mất phản xạ gân xương.
- Yếu cơ,hay bị đau cơ,chuột rút
-Sinh dục
- Rong kinh,kinh thưa,vô kinh.giảm hoạt động tình dục.Vô sinh,chậm dậy thì.
2.2.Cận lầm sàng
- Chuyển hóa cơ bản giảm
- Thời gian phản xạ gân gót kéo dài >0.32s
- Cholesterol máu cao,triglycerid máu tăng
- Thiếu máu nhược sắc hoặc đẳng sắc
- Định lượng hormon T3,T4 giảm,TSH tăng
- Xạ hình tuyến giáp:tuyến giáp bắt ít iod
2.3.Triệu chứng suy giáp thứ hai
- Không có phù viêm,vì vậy hội chứng da niêm mạc ko rõ
- Chủ yếu là triệu chứng giảm chuyển hóa
- Thường kèm theo triệu chứng suy các tuyến nội tiết khác
- Cận lâm sàng:nồng độ T3,T4 trong máu giảm,TSH giảm
2.4.Biến chứng
Hôm mê do suy giáp,suy tim,suy mạch vành thường gặp sau stress nghiêm trọng như trấn thương,nhiễm khuẩn hoặc hạ nhiệt độ,những điều kiện cần tăng nhanh hormon tuyến giáp
3.Điều trị bệnh suy giáp
Đa số các trường hợp suy giáp phải điều trị bằng hormon tuyến giáp suốt đời.Một số trường hợp phải tùy theo nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.Mục tiêu chính là duy trì nồng độ hormon T3,T4 và TSH ở nồng độ bình thường.
Điều trị bằng thuốc:
- Tinh chất giáp trạng:thyroid chiết suất từ tuyến giáp động vật,hiện nay ít dùng
- Hormon tổng hợp:levothyroxim(T4),liothyronin(T3)
Theo dõi bệnh nhân:
- Lâm sàng,đánh giá mức cải thiện triệu chứng
- Định lượng T3,T4 và TSH:để điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp
Áp dụng cho điều trị
- Với suy giáp vĩnh viễn cần điều trị lâu dài
- Suy giáp thoáng qua:
- Suy giáp do viêm tuyến giáp bán cấp:không cần điều trị
- Do dùng kháng giáp trạng tổng hợp:điều chỉnh giảm liều kháng giáp trạng hoặc dùng thêm hormon giáp
- Do quá tải iod hoặc do dùng thuốc,ngừng thuốc và theo dõi,nếu sau khi dùng thuốc không đỡ dùng thêm kháng giáp trạng tổng hợp
- Ngoài dùng hormon giáp tổng hợp cần dùng thêm hormon thượng thận,hormon tăng trưởng GH(với trẻ em),hormon sinh dục tùy theo giới và tuổi
- Nếu do u tuyến yên:phẫu thuật hoặc chiếu xạ tuyến yên.
Để có kiến thức nhiều bệnh hơn,cùng với đó là cách chữa trị,tìm hiểu chi tiết về từng bệnh,cách phòng tránh và các thuốc điều trị cho bệnh bạn vào trang chủ bệnh học y khoa để có thông tin chi tiết nhé.