Kiến thức y khoa tổng hợp

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Những triệu chứng và tiến triển của bệnh động kinh

  • Những cơn động kinh có triệu chứng rất rõ ràng,biểu hiện bên ngoài dễ nhận ra.Tiến triển của chúng thường không xấu đi (không tiến triển).
  • Hầu hết các cơn động kinh đều xảy ra bất ngờ,không liên quan gì đến tư thế hoặc công việc đang làm nhưng đôi khi các kích thích cũng gây ra các cơn rất đặc trưng,thí dụ:khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ mạnh,khi tinh thần bị sa sút,khi gặp stress....
  • Nắm rõ những nguyên nhân dẫn tới động kinh 

  • bệnh động kinh
    động kinh
  • Nguyên nhân của các cơn động kinh thường xấu phát từ nhiều yếu tố,các bạn nên tìm hiểu thêm để sau nắm rõ phương hướng điều trị.

I.Triệu chứng của bệnh động kinh

1.Lâm sàng

bệnh động kinh
Bệnh động kinh
  • Hầu hết các cơn động kinh thường xảy ra rất bất ngờ,không liên quan gì đến tư thế hoặc công việc đang làm nhưng đôi khi các kích thích cũng gây ra các cơn rất đặc trưng,thí dụ:khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ mạnh,khi tinh thần bị sa sút,khi gặp stress...
  • Thông thường có thể phân loại động kinh theo triệu chứng như sau:
  • Động kinh cơn lớn:là thể hay gặp nhất,diễn biến theo 5 giai đoạn sau:

  1. Giai đoạn tiền triệu:không phải mọi bệnh nhân đều biết.Các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu,thay đổi khí sắc,tâm trạng thờ ờ...có thể gặp ở bệnh nhân trước khi lên cơn vài giờ.
  2. Một số bệnh nhân có triệu chứng báo trước đặc hiệu hơn như cảm thấy ngứa hay ngửi thấy mùi lạ,đau vùng thượng vị,xuất hiện vài giây hay vài phút trước cơn và đó chính là một phần của cơn động kinh.
  3. Tiếp theo đến giai đoạn co cứng.Trong giai đoạn này bệnh nhân co thắt toàn thể nhiều nhóm cơ cả cơ vân và cơ trơn.Hậu quả là bệnh nhân mất thăng bằng và ngã ra.Cơ hô hấp bị co thắt gây nên la hét ngắn không tự chủ và tím tái.Giai đoạn co cứng này tường kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút.
  4. Giai đoạn co giật biểu hiện bằng hàng loạt các cơn giật kéo dài khoảng 2-3 phút rồi bệnh nhân đi vào hôn mê sâu.Trong giai đoạn này bệnh nhân luôn mất ý thức.Bệnh nhân có thể sùi bọt mép,cắn vào môi,lưỡi,đại tiểu tiện không tự chủ và có thể bị chấn thương.
  5. Giai đoạn sau cơn động kinh:đây là giai đoạn thư giãn với liệt mềm và ngơ ngác,đi dần vào giấc ngủ.Sau vài giờ bệnh nhân tỉnh dậy với các triệu chứng đau đầu,lẫn lộn và đôi khi tím tái.Bệnh nhân thường không nhớ những gì đã xảy ra.
  • Cơn động kinh vắng ý thức ( động kinh cơn nhỏ):đặc trưng bằng rối loạn ý thức,cơn tăng hoặc mất trương lực cơ,cơn thực vật(đái dầm).Các cơn vắng ý thức thường khởi phát và kết thúc đột ngột.
  1. Dạng động kinh này thường xuất hiện ở trẻ em và dễ nhầm với ngủ gật hay sa sút trong học tập hoặc có thể bị bỏ qua.
  2. Bệnh nhân có thể bị vài cơn mỗi ngày(đôi khi hàng trăm cơn),bệnh có thể làm trẻ chậm lớn.
  3. Các cơn vắng ý thức thường bắt đầu từ lúc trẻ còn nhỏ và hết vào khoảng 20 tuổi,lúc này các cơn vắng ý thức được thay bằng các cơn toàn thể khác.
  • Cơn động kinh cục bộ:triệu chứng lâm sàng của các cơn động kinh cục bộ có thể giải thích được khi biết chính xác vị trí ổ kích thích.Có thể có rất nhiều thể động kinh cục bộ khác nhau.Mỗi cơn kéo dài chừng vài phút.Động kinh thùy thái dương là thể hay gặp nhất,gặp trong một nửa các trường hợp động kinh cục bộ.Triệu chứng về thần kinh rất đa dạng,có thể gặp các triệu chứng về tâm thần,bao gồm mất ngôn ngữ(không tìm được từ),rối loạn tinh thần,ảo giác,choáng và ngất.
  • Cơn động kinh liên tục(trạng thái động kinh):là thuật ngữ chỉ cơn động kinh kéo dài không tự kết thúc hoặc xảy ra liên tiếp trong những khoảng cách ngắn dẫn đến tình trạng không dứt được động kinh.Loại này yêu cầu phải được xử lý cấp cứu tại bệnh viện.

II.Xét nghiệm chẩn đoán bệnh động kinh 

1.Điện não đồ(EEG) là xét nghiệm quan trọng nhất

  • Ghi điện não được chỉ định khi nghi ngờ động kinh.
  • Điện não đồ giúp thầy thuốc phân biệt được động kinh với các triệu chứng khác và giúp phát hiện được các tổn thương khu trú ở não.
  • Điện não đồ có nhiều lợi ích hơn trong xác định hình thái động kinh,có thể phân biệt được cơn toàn thể từ cơn cục bộ hay từ cơn toàn thể thứ phát.
  • Điện não đồ còn giúp đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc
2.Chụp cắt lớp vi tính(CT- scan) não và cộng hưởng từ hạt nhân(MRI) đã được thay thế X-quang để xác định các tổn thương nội sọ và tìm ra nguyên nhân có thể phẫu thuật được.
3.Các xét nghiệm thông thường về huyết học,sinh hóa,vi sinh cũng được làm.

III.Tiến triển và biến chứng của bệnh động kinh

  • Nói chung tiến triển của động kinh không có xu hướng xấu đi(không tiến triển);đặc biệt trẻ lớn lên có thể thoát khỏi bệnh.
  • Ngay cả động kinh người lớn cũng có thể tự khỏi nhưng rất khó giải thích nguyên nhân.Tuy nhiên trong giai đoạn yên lặng không có cơn vẫn có thể xuất hiện lại cơn,nếu ngừng dùng thuốc.
  • Động kinh thường không gây nên tổn hại trí tuệ,dù cho thuốc chữa động kinh kéo dài.Tuy nhiên các cơn co giật liên tiếp không kiểm soát được có thể gây nên tổn hại não vì thiếu máu não.Trong một số trường hợp rối loạn gây nên thực chất là do hậu quả của tổn thương não.
  • Ngoài bị cơn động kinh,bệnh nhân còn gặp khó khăn về tâm lý - xã hội(trong học tập,làm việc,giải trí và quan hệ xã hội).Bản thân cũng đặt nhiều giới hạn cho bệnh nhân(như không được lái xe).Thường gặp trầm cảm và có nguy cơ tự tử cao gấp 5 lần người bình thường.
  • Động kinh thùy thái dương hay phối hợp với các bệnh tâm thần,kiểu tâm thần phân liệt.

IV.Điều trị bệnh động kinh

1.Điều trị không dùng thuốc

 Lưu ý chế độ sinh hoạt của bệnh nhân:
  • Sinh hoạt điều độ,tránh căng thẳng ,đặc biệt chú ý bảo đảm giấc ngủ tốt.
  • Tránh những công việc có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi lên cơn đột ngột như:làm việc có tầm cao,lái tàu,xe...Tuyệt đối kiêng rượu.

2.Điều trị bằng thuốc

 Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh:

Thuốc điều trị
thuốc điều trị

  • Lựa chọn loại thuốc phù hợp với tinh trạng bệnh
  • Liều lượng thuốc tùy thuộc thể bệnh,loại cơn,thể trạng bệnh nhân.Tốt nhất là nên đo nồng độ thuốc trong máu để hiệu chỉnh liều theo cá thể.
  • Thuốc điều trị phải dùng đều đặn,đúng là đủ liều hằng ngày
  • Theo dõi diễn biến lâm sàng và tác dụng không mong muốn của thuốc(trên lâm sàng và qua kết quả thử nghiệm sinh hóa),để điều chỉnh liều cho phù hợp
  • Các thuốc điều trị:carbamazepin,phenytoin,phenobarbital...

3.Điều trị ngoại khoa

 Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho một số trường hợp sau:
  • Động kinh cục bộ do tổn thương cụ bộ ở vỏ não
  • Vị trí của ổ động kinh nằm ở vùng có thể giải quyết được bằng ngoại khoa.
  • Nguyên nhân gây động kinh có thể giải quyết được bằng phẫu thuật( khối u màng não,khối u não,dị dạng mạch não,khối máu tụ não).
Xem thêm cách bệnh thấp tim
Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
back to top