Kiến thức y khoa tổng hợp

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Thuyết âm dương trong dược học cổ truyền

Học thuyết âm dương là học thuyết triết học phương đông,nghiên cứu vận động của 2 mặt âm dương

 thuyết âm dương

2.Nội dung học thuyết âm dương

2.1.Âm dương đối lập nhau

Là mâu thuẫn,ức chế,đấu tranh lẫn nhau.Ví dụ như ngày đêm,lửa nước,ức chế với hưng phấn,...

2.2.Âm dương hỗ căn

Nương tựa vào nhau để cùng tồn tại cùng phát triển.
Ví dụ như quá trình đồng hóa và dị hóa,hưng phấn và ức chế.Trong cơ thể thì âm bình dương bí,...

2.3.Âm dương tiêu trường

Tiêu là sự mất đi,trường là sự sinh trưởng phát triển.Nói lên sự vận động không ngừng,chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt âm dương.Ví dụ như khí hậu bốn mùa...Tính giai đoạn:là sự vận động của mỗi mặt tới một mức nào đó mới chuyển hóa được nhau,ví dụ dương cực sinh âm,âm cực sinh dương,hàn cực sinh nhiệt,nhiệt cực sinh hàn,...

2.4.Âm dương bình hành

  • Lặp lại thế cân bằng mới trong chuyển hóa lẫn nhau 
  • Mất cân bằng đến đấu tranh hai mặt tạo cân bằng mới,tạo sự vật mới và trạng thái mới

2.5.Một số chú ý

  1. Các tính chất của quy luật âm dương:
  • Tính khách quan hai mặt:2 mặt âm dương tồn tại khách quan.
  • Tính tương đối và tuyệt đối;hai mặt âm dương là tuyệt đối,trong điều kiện cụ thể là tương đối
  • Trong âm có dương,trong dương có âm.
  • Bản chất và hiện tượng:thường bản chất phù hợp với hiện tượng(chính trị),bản chất không phù hợp hiện tượng(tòng trị)

2.6. Ý nghĩa biểu tượng âm dương

  1. Vòng tròn khép kín ám chỉ một sự vật 
  2. Hình chữ S ngược:ý nói âm dương luôn luôn nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển và cũng thể hiện tính tương đối 
  3. Hai màu khác nhau:một đại diện cho âm,một đại diện cho dương 
  4. Hai vòng tròn nhỏ có màu khác nhau:ý nói trong âm có dương trong dương có âm và là thiếu âm thiếu dương.

3.Quy luật âm dương

3.1.Cấu tạo cơ thể

Về phần âm
  1. Ngũ tạng:tâm,can,tý,phế,thận
  2. Vật chất dinh dưỡng,huyết,tinh tân dịch
  3. Bụng,trong,phía dưới
  4. Đường kính phía trước bụng,phía trong cánh tay chân
  5. Trong âm có dương
  6. Tính âm:nữ giới,lạnh mát chua mặn mùa đông
Về phần dương
  1. Ngũ tạng:lục phủ gồm đởm,vị,tiểu trường,bàng quang,tam tiêu,đại tràng
  2. Cơ năng hoạt động khí
  3. Lưng bên ngoài phía trên
  4. Đường kính ở lưng,ngoài chân,tay,mạn,sườn
  5. Trong dương có âm
  6. Tính âm:nóng,ấm,vị cay,ngọt,nhạt,mùa hạ,nam giới

3.2.Một số quá trình âm dương trong cơ thể

  1. Âm là quá trình ức chế,dị hóa,quá trình đông máu,quá trình hủy hồng cầu,phó giao cảm,quá trình thải nhiệt,quá trình hủy glucose
  2. Dương là quá trình hưng phấn,đồng hóa,quá trình chống đông,quá trình sinh hồng cầu,giao cảm,quá trình sinh nhiệt,quá trình sinh glucose

4.Vận dụng thuyết âm dương vào quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh

4.1.Quá trình phát sinh bệnh

Do mất cân bằng âm dương,biểu hiện:thiên thắng,âm thắng,dương thắng.Thiên suy:âm suy,dương suy.Dương thắng gây chứng nhiệt:nóng sốt,khát nước,táo bón....Âm thắng:gây chứng hàn,người lạnh,chân tay lạnh,ỉa chảy,nước tiểu trong,mạch trầm...
Tính chất bệnh chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương(dương thắng tắc âm bệnh và ngược lại)
Tìm vị trí bệnh thuộc phần âm hay phần dương.Ví dụ dương thịnh thì ngoại nhiệt,vì biểu thuộc phần dương,nhiệt cũng thuộc dương.

4.2.Chuẩn đoán 

  1. Là quy trình âm chứng hoặc dương chứng 
  • Âm chứng thuộc chứng hàn,ở biểu hoặc ở lí,trạng thái hư hoặc trạng thái thực,hoặc vong dương
  • Thực hàn:người lạnh,chân tay lạnh,tinh thần mệt mỏi,không khát thích ăn uống ấm,thở nhỏ,tiểu tiện dài,mặt trắng nhợt,lưỡi nhạt,mạch trầm nhược
  • Hư hàn(dương hư):sợ lạnh,chân tay lạnh,ăn không tiêu,di tinh liệt dương,đau lưng mỏi gối,rêu lưỡi trắng,chất lưỡi nhạt,ỉa chảy tiểu tiện dài,mạch nhượng,cô nhược.
  • Vong dương:khi dương bị vong thoát,xuất hiện tính chất mồ hôi ra nhiều,tay chân lạnh,mặt nhợt nhạt hoặc tím tái,mạch nhỏ yếu 
       2.Dương chứng
  • Thuộc chứng nhiệt ở biểu hoặc ở lí,hư hoặc thực,vong âm của tạng phủ,kinh lạc
  • Chứng thực nhiệt:tay chân nóng,tinh thần hiếu động,thở to thô,nước tiểu đỏ số lượng ít
  • Chứng hư nhiệt(âm hư):triều nhiệt,nhức trong xương,ho khan,họng khô,hai hò má đỏ,mồ hôi trộn,ngủ tâm phiền nhiệt
  • Vong âm:âm dịch bị vong thoát,biểu hiện tính chất phát sốt,nóng vật vã,tay chân nóng,mồ hôi ra nhiều
Cần phân biệt âm hư sinh ngoại nhiệt và dương hư sinh ngoại hàn

5.Điều trị

Ghi nhớ là âm dược chữa dương chứng và dương dược chữa âm chứng

6.Nhận xét về học thuyết âm dương

Ưu điểm:có tính khái quát cao,có tính phổ biến,khách quan và tương đối
Nhược điểm:vì có tính khái quát cao và vận dụng vào sự việc chi tiết chưa thực sự phản ánh đúng,còn lồng ghét quá nhiều.
Xem thêm các kiến thức tại bệnh học y khoa

Share:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
back to top