Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, gây ra trên các viêm khớp đối xứng. Bệnh là tình trạng xảy ra trên một hay nhiều khớp bị sưng đau cùng một lúc do thời tiết thay đổi đột ngột.
Các khớp xương bị tổn thương là phá hủy dần dần các cầu trúc tại khớp. Những người bị bệnh viêm đa khớp thường có biểu hiện như: Sưng đỏ vùng khớp, đau nhức, đột nhiên viêm nhiều khớp, tại vùng bị viêm ấn vào cảm giác đau nhói, Bệnh mới xuất hiện thì các biểu hiện còn nhẹ nhưng nếu để ý kĩ bệnh nhân sẽ dễ dàng phát hiện ra bệnh sớm. Việc phát hiện sớm bệnh viêm đa khớp có vai trò quan trọng bởi việc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp sớm bệnh sẽ không có nguy cơ mắc trên nhiều khớp và ngăn chặn các triệu chứng sớm cho bệnh nhân. Rất nhiều người mắc phải căn bệnh này đang rất lo lắng không biết làm sao để có thể có phương pháp điều trị bệnh hợp lý để giảm đi các cơn đau mà viêm đa khớp gây ra cho bệnh nhân, vậy hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về viêm đa khớp dạng thấp và cách chữa trị bệnh.viêm đa khớp dạng thấp |
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM ĐA KHỚP
Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp và người ta đã tìm ra được một số nguyên căn gây ra bệnh như sau:
1. Tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh có thể được gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn,..nhưng điều này dựa trên một số nguyên cứu chứ chưa thể đưa ra kết luận chính xác.
2. Yếu tố di truyền
Viêm đa khớp dạng thấp người ta thống kê một phần nguyên nhân gây bệnh có tính duy truyền, những người có người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong gia đình thì thế hệ sau trong gia đình có thể chiếm tới 60-75% nguy cơ có thể mắc bệnh trong khi tỷ lệ ngoài cộng đồng chỉ chiếm có 30% khả năng mắc bệnh.
3. Yếu tố cơ địa
Bệnh có liên quan rõ rệt tới giới tính, người ta tính được bệnh viêm đa khớp xảy ra trên phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Nữ giới chiếm 70-80% khả năng mắc bệnh. và bệnh thường mắc ở những người trên 30 tuổi thường gặp phải bệnh nhiều.
4. Một số yếu tố khác gây bệnh
Một số yếu tố khác có thể gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp như: môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, nhiễm lạnh, phẫu thuật, hoặc cho một số chấn thương mạnh cũng có thể gây nên bệnh.
II. TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường thấy đó là:
Thấy cứng khớp: thường vào buổi sáng, không thể vận động ngay được mà phải xoa bóp tầm 5 – 10 phút mới có thể vận động được.
Đau: là triệu chứng thường thấy nhất của các bệnh liên quan tới đường xương khớp, cơn đau có thể đau dai dẳng, đau khi vận động nhất là ở các vùng như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.
Đau xuất hiện cân xứng hai bên, có thể sưng khớp, và không cử động được.
Nếu bệnh tới giai đoạn nặng thì có thể vùng bị viêm khớp dạng thấp sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.
Bệnh nhân sau khi phát hiện ra các triệu chứng lạ giống như trên mà mới là nghi ngờ thì nên đi kiểm tra trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng nặng như bại liệt.
III. CHỮA VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
Chúng ta cần biết viêm đa khớp dạng thấp là bệnh không dễ chữa khỏi, nên việc điều trị cần đưa ra các nguyên tắc điều trị hợp lý lâu dài.
1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị bệnh
– Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính nên thường bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý sống chung và điều trị bệnh trong thời gian dài, kiên trì và liên tục có khi là cả đời.
– Quá trình điều trị bệnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Nhiều khi bệnh có thể bất ngờ mang tới các tai biến nghiêm trọng cho cơ thể, nên cần theo dõi sát bệnh.
– Kết hợp các phương pháp điều trị bệnh hợp lý.
2. Sử dụng thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp |
Sử dụng thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp theo từng giai đoạn của bệnh, người ta chia ra theo từng giai đoạn để có thể điều trị bệnh viêm đa khớp một cách hiệu quả nhất.
* Ở giai đoạn I: giai đoạn đầu của bệnh người ta sử dụng thuốc như: Aspirin, cloroquin hoặc thuốc tim hydrocortison acetat vào trực tiếp khớp bị viêm để điều trị bệnh. Giai đoạn này cần kết hợp việc sử dụng thuốc với sinh hoạt, vận động hợp lý như: tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao, tránh lạnh, và kết hợp với một số thực phẩm có tác dụng bồi bổ xương khớp.
* Ở giai đoan II: Giai đoạn này bệnh đã tiến triển nặng hơn nên phối hợp thuốc sẽ thêm một số loại thuốc chống viêm non – Steroid như: Aspirin, Indomethacin, Phenylbutason, Voltaren, Felden… Việc phối hợp các loại thuốc này với nhau cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chứ bệnh nhân không thể tự lạm dụng thuốc, Bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số phương pháp trị liệu khác như châm cứu , xoa bóp để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
* Ở giai đoan III: giai đoạn này bệnh đã nặng và có thể đã gây ra một số biến dạng ở vùng vị viêm đa khớp dạng thấp nên có thể sử dụng các thuốc có tác dụng cao hơn. Corticoid liều cao: Prednisolon, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, Dénicillamin , Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan, Chlorambucil Methotrexat, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.
Việc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp cần càng sớm càng tốt, Không nên để bệnh tới giai đoạn muộn mới đi chữa trị khi đó việc điều trị sẽ tăng nồng độ của thuốc lên mà bản thân thuốc tây đã có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhưng người ta sẽ cân nhắc giữa lợi và hại để người ta sử dụng thuốc. Các bác sĩ khuyến cáo nếu như có thể bệnh nhân nên tới bệnh viện khám bệnh ngay khi xuất hiện đấu hiệu lạ trên các khớp, Và có thể phát hiện sớm bằng cách đi khám sức khỏe định kì, đây cũng là cách phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay.
Xem thêm các bệnh tại bệnh học y khoa nhé