Kiến thức y khoa tổng hợp

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

ĐỘC CHẤT HỌC

1.Độc chất học và nhiệm vụ của độc chất học 


1.1.Sơ lược về độc chất học 

1.1.1.Độc chất học 

  • Môn học nghiên cứu tính chất của các chất độc 
  • Tác động của chúng đối với cơ thể 
  • Phương pháp phân tích đánh giá mức độ nhiễm độc 
  • Cách phòng chống tác động có hại của chất độc 

1.1.2.Đối tượng của độc chất học 

  • Ban đầu chỉ là nghiên cứu số ít độc chất đầu đọc người và gia súc 
  • Ngày nay độc chất học không chỉ nghiên cứu chất độc đa dạng về cấu tạo và tác động còn nghiên cứu cả về các tác nhân vật lý và phóng xạ 
  • Không có ranh giới giữa chất độc và chất không độc 
  • Cơ chế tác dụng triệu chứng khi bị nhiễm độc rất khác nhau 
  • Phần lớn các chất độc từ mội trường ngoài xâm nhập vào cơ thể nên cần giám sự ô nhiễm của mội trường 
  • Độc chất học liên quan mật thiết đến nhiều môn học:Hóa học,sinh học,sinh lý học ,y tế dự phòng
  • Hỗ trợ các ngành khoa học khác như y học,dược học ,...

1.2.Nội dung và nhiệm vụ của độc chất 

1.2.1.Độc chất học phục vụ xã hội

  • Không chỉ bảo vệ con người và con người tránh được ảnh hưởng của chất độc 
  • Tạo điêu kiện phát triển cho một số tính chất chọn lọc của chất độc  trong tìm kiếm các thuốc,các chất diệt sâu cỏ
  • Phục vụ công tác phòng bệnh và chống ô nhiễm môi trường,công tác điều trị và cấp cứu ngộ độc công tác tư pháp
  • Phục vụ cho công tác phòng bệnh và chống ô nhiễm môi trường;đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của độc chất học,phải được đặt lên hàng đầu,là biện pháp tích cực để bảo vệ sức khỏe cộng đồng,xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,kiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn,hoàn thiện các phương pháp phân tích đề xuất các phương pháp khử độc 
  • Phục vụ công tác điều trị và cấp cứu ngộ độc:phân tích để chuẩn đoán,pháp hiện nhanh nguyên nhân ngộ độc có biện pháp cấp cứu điều trị chính xác kịp thời,nâng cao hiệu quả cứu chữa bệnh nhân,phân tích chất độc không chỉ phục vụ cho cấp cứu ngộ độc mà còn giúp phòng ngộ độc thuốc điều trị,phân tích chất độc nhằm xác định loại và nồng độ chất độc trong máu,trong nước tiều phục vụ điều trị,đặc biết quan trọng với các chất độc có độc tính cao giới hạn an toàn hẹp hay dễ bị tích lũy trong cơ thể
  • Phục vụ cho công tác tư pháp :phân tích chất độc còn có nhiệm vụ phục vụ công tác tư pháp khi cần thiết,khi nghi nạn nhân bị đầu độc đến tử vong hay bị ngộ độc nặng 

2.Các khái niệm

2.1.Khái niệm về chất độc

  • Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thể một lượng nhỏ trong điều kiện nhất định sẽ gây hại từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng có thể dẫn tới tử vong 
  • Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác động của chất độc 
  • Một chất trở nên độc phụ thuộc vào lượng đưa vào cơ thể vào tính chất vật lý và hóa học,vào cách sử dụng,tình trạng sức khỏe và tuổi tác của cơ thể

2.2.Độc tính

  • Độc tính:là khái niệm về liều lượng và được dùng để mô tả tính chất gây độc đối với cơ thể
  • ED50
  • Liều tối đa gây độc 
  • Liều tối thiểu gây độc 
  • Liều gây độc 
  • Liều gây chết
  • Liều độc cấp tính ED50
  • Đối với đường hô hấp:nồng độ gây chết LC50
  • Các yếu tố chủ quan:Loài:Mỗi loài có một liều độc riêng không thể suy từ loài này sang loài khác hay từ gia súc suy ra con người.Liều độc đối với người không chỉ được xác định bằng thực nghiệm nên dựa vào ước lượng và điều tra.Tuổi,giới tính cân nặng.Độ nhạy cảm của từng cá thế và trạng thái cơ thể:đói,mệt ,có thai,có bệnh
  • Các yếu tố khách quan:đường dùng,cách dùng,dạng dùng,tốc độ đưa thuốc vào cơ thể,tương tác thuốc gây tác dụng hiệp đồng hay đối kháng,sự quen thuốc:dùng nhiều lần có thể chiu được lượng nhất định hay vi khuẩn bị nhờn thuốc

2.3.Phân loại chất độc

  • Theo nguồn gốc 
  • Theo tính chất vật lý,hóa học 
  • Theo độc tính 
  • Theo phương pháp xử lý mẫu và phân tích chất độc 
  • Theo cơ quan chịu tác động 
  • Theo tác động của chất độc 
  • Theo mục đich sử dụng chất độc 

2.4.Sự ngộ độc và nguyên nhân gây ngộ độc

  • Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dước tác động của độc chất
  • Các nguyên nhân ngộ độc 
  • Ngộ độc do nhầm lẫn;dùng nhầm chất độc để uống để ăn,sờ vào mà không biết,dùng nhầm chất tẩy rửa,thuốc trừ sâu,thuốc diệt con trùng,..Có thể nhầm thuốc nhầm liều hay dị ứng với thuốc,mỹ phẩm 
  • Nhiễm độc do nghề nghiệp:tiếp xúc với các chất độc mà phương tiện bảo vệ không đảm bảo có thể bị ngộ độc.Có tính chất trường diễn và gây ra bệnh nghệ nghiệp,nhiễm độc chì,bụi phổi.có thể xẩy ra tai nạn lao động như bị bỏng acid ở các nhà máy hóa chất
  • Nhiễm độc do ô nhiễm môi trường :ô nhiễm môi trường nước khí đất đặc biệt là môi trường nước.Là vấn đề cấp bách của nhiều nước hiện nay 
  • Nhiễm độc thực phẩm:Thức ăn có thể bị nhiễm độc do vi khuẩn,nấm tiết ra.Một số thực vật sinh vật biển có chứa chất độc như nâm,sắn măng.Ăn thực phẩm ôi thiu bị nhiễm độc tố hoặc thực phẩm chứa chất độc không chế biến có thể bị ngộ độc 
  • Tự sát hay bị đầu độc:nhiều trường hợp nạn nhân quyên sinh bằng sử dụng chất độc hay bị đầu độc 

2.5.Các cấp độ của ngộ độc 

  • Cấp tính:Triệu chứng rõ ràng,xuất hiện ngay sau một số ít lần tiếp xúc với chất độc,thời gian ngắn trong vòng 24h
  • Bán cấp:Xảy ra nhiều ngày có khi một đến hai tuần,thời gian điều trị ngắn nhưng thường để lại những di chứng
  • Mạn tính:Xẩy ra sau nhiều ngày phơi nhiễm với chất độc do sự tích lũy dần chất độc nhưng làm thay đổi rất nhiều về cấu trúc và chức năng của tế bào 
  • Tùy theo liều dùng,con đường thể trạng bệnh nhân mà chất độc có thể gây nhiều cấp độ khác nhau 

3.Sự hấp thu,phân bố,chuyển hóa và thải trừ chất độc 

3.1.Sự hấp thu

  • Tiếp xúc với chất độc có nghĩa là bị phơi nhiễm chất độc đó
  • Lượng chất độc xâm nhập được vào phụ thuộc vào đường hấp thu 
  • Qua da và niêm mạc:phụ thuộc vào nồng độ,kích thước phân tử,độ ẩm,diện tích tiếp xúc,mức độ sung huyết của da và niêm mạc 
  • Qua đường tiêu hóa:chất gây nôn tiêu chảy loét dạ dày và ngộ độc thực phẩm,phụ thuộc vào nồng độ,kích thước phân tử,độ tan,khả năng ion hóa,ph,bộ máy tiêu hóa...
  • Qua đường hô hấp:Dạng khí,dạng khí dung,khói bụi.Kích thước lớn sẽ tích động ở miệng,họng mũi,bụi chỉ rất nhỏ mới đi vào qua phổi đi vào máu nhanh và thành mạch mỏng và được cấp máu tốt.Trong công nghiệp hóa chất,phun thuốc trừ sâu,,,
  • Qua đường tiêm:Là đường gây tác động nhanh nhất,đặc biệt nhất,tiêm dưới da và tiêm bắp có tác dụng chậm hơn 

3.2.Phân bố các chất độc trong cơ thể 

  • Chất độc được máu đưa đến các tổ chức và gây độc
  • Hiều được sự phân bố các chất độc trong cơ thể giúp giải thích được các triều chứng ngộ độc,chọn mẫu thử thích hợp để phân tích chất độc 
  • Sự phân bố các chất độc trong cơ thể tùy thuộc vào tính chất của các chất độc,tan trong nước,trong mỡ.Ái lực của chất độc đối với các loại mô.flor đọng lại ở xương răng,các kim loại nặng có nhiều trong các tế bào sừng(lông,móng tay)..Khả năng tích lũy của các tổ chức với các chất độc.Cấp độ ngộ độc cũng như ảnh hưởng của phân bố chất độc trong cơ thể
  • Cơ chế phản ứng lại làm chuyển hóa chất độc thay đổi độc tính mà phần lớn trở thành chất độc ít hơn:oxy hóa khử,thủy phân dưới tác động của enzym,các phản ứng liên hợp các chất nội sinh tạo ra các sản phẩm ít độc hơn và dễ đào thải hơn 
  • Chất độc được đào thải tự nhiên qua nhiều đường khác nhau :qua thận.qua gan,mật,qua hô hấp và các đường khác..

3.3.Sự thải trừ chất độc

  • Qua thận:lọc thụ động các chất độc qua cầu thận có kích thước <100A và không liên kết với protêin.Khuyết đại thụ động xẩy ra ở ống lượn gần và ống lượn xa.Quá trình tái hấp thu xẩy ra nhiều ở ống lượn gần thường là nơi chịu nhiều độc tính của các chất độc được tái hấp thu.Sự bài tiết xẩy ra ở ống thận theo cơ chế chủ động hay thụ động,kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải phenobarbital và salicylat.Theo dõi nước tiểu có thể biết cơ chế tác dụng của chất độc,phương pháp khử độc của cơ thể 
  • Quá gần,mật:tùy theo kích thước phân tử của sản phẩm chuyển hóa sẽ được bài tiết qua nước tiểu hay qua mật rồi đào thải qua phân.Ở ruột một số sản phẩm liên hợp có thể bị thủy phân trở lại dạng ít phân cực hấp thu qua ruột và quay trở lại gần theo đường tĩnh mạch cửa để vào trong tuần hoàn.Chu trình ruột gan có thể lặp lại nhiều lần làm tăng thời gian bán thải chất độc và gây độc cho gan.Những chất này tích lũy trong cơ thể là kéo dài tác dụng,Phần lớn các chất độc tan trong lipid sẽ bị gan biến đổi và đào thải 
  • Qua hô hấp;bộ máy hô hấp đào thải các chất khí như carbon,monoxid,thuốc mê...Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào tốc độ hô hấp,độ hòa tan chất độc trong máu,lưu lượng máu trong phổi,do vậy tăng thông khí phế nang làm tăng đào thải chất độc.Các chất tan trong máu nhiều hơn dễ đào thải hơn

3.4.Tác động của chất độc trên các cơ quan trong cơ thể

3.4.1.Tác động của chất độc trên các cơ quan của cơ thể 

  • Dù xâm nhập bằng con đường nào thì sau một thời gian nắng đều được phân bố đều trong cơ thể
  • Mức độ phân bố ở các cơ quan:tùy tính chất hóa lý của chất độc và điều kiện xâm nhập vào cơ thể 
  • Chất độc tấn công ngay vào tế bào sống và làm rối loạn hoạt động của chúng

3.4.2.Các cơ quan chịu tác động của chất độc 

  • Trên bộ máy tiêu hóa:Gây nôn,gây tiết nước bọt nhiều,làm khô miệng,kích thích gây chảy máu đường tiêu hóa,khó tiêu tiêu chảy..
  • Trên gan:hầu hết gây tổn thương gan,xơ gan,tắc nghẽn mật,viêm gan,ung thư gan,..
  • Trên thận và hệ tiết niệu:Đái ra máu,gây hoại tử tế bào thận.vô niệu ,thiểu niệu,suy thận 
  • Trên bộ máy hô hấp:Gây kích thích biểu mô phổi do phù hay bỏng,gây ho,chảy nước mũi,khó thở ngứa cổ,ngứa mũi,phù phồi,ngạt thở,viêm phế quản,làm thay đổi nhịp thở,thở chậm thở nhanh,khó thở kiều hen....
  • Trên hệ tuần hoàn
  • Trên tim mạch 
  • Trên máu 
  • Trên hệ sinh sản 

3.5.Xử lí ngộ độc 

Khi có các dấu hiệu nạn nhân ngộ độc ảnh hưởng đến các cơ quan sống của cơ thể thì:
  • Việc điều trị các triệu chứng để duy trì sự sống nhằm nâng cao sức đề kháng là quan trọng nhất,phải được tiến hành trước
  • Tiến hành các biện pháp loại trừ độc hoặc làm giảm tác động của chất độc và điều trị rối loạn các triệu chứng 
  • Loại chất độc trực tiếp:thực hiện khi nạn nhân bị ngộ độc dưới 6h
  • Loại bỏ chất độc trên da và mắt
  • Khi bị nhiễm các chất độc ăn mòn,acid,kiềm mạnh:cởi bỏ quần áo chỗ bị nhiễm độc,rửa nhiều lần,không chà xát bằng nước ấm,xà phòng(nếu là acid)dùng dung môi nếu không tan trong nước.Vào mắt rửa nhiều lần với nước sạch,nước muối sinh lý nhỏ thuốc giảm đau 
  • Loại chất độc trực tiếp qua đường tiêu hóa gây nôn,xử lí nhanh và ngay lập tức khi ăn hoặc uống phải chất độc .Không nên gây nôn sau khi ngộ độc sau 4h,bị hôn mê,động kinh co giật,bị ngộ độc acid,kiềm mạnh.hóa chất gây bỏng,ngộ độc xăng dầu và các chất độc dễ bay hơi 
  • Loại chất độc qua đường tiêu hóa thường rửa dạ dày :nếu không gây nôn được khoảng từ 3-8h sau khi ngộ độc:giửa dạ dày nhiều lần cho đến khi nước rửa trong dần,kết hợp lẫn mẫu phân tích chất độc,dung dịch để rửa dạ dày là KMnO4 0.1% hoặc NaHCO3 0,5%(trừ ngộ độc bằng acid giải phóng CO2.Không rửa dạ dày khi bị bỏng thực quản do ngộ độc acid,base mạnh,do độc strychnin,uống phải chất dầu,hôn mê sâu 
  • Loại chất độc trực tiếp qua đường tiêu hóa:tẩy xổ,thụt tháo,sử dụng thuốc tẩy xổ loại nhẹ nhưng Na2SO4,MgSO4,...để kích thích nhu động ruột thải bớt chất độc,giảm hấp thu chất độc ở ruột,giảm táo bón do dùng than hoạt tính.Không dùng thuốc tẩy dầu khi bị ngộ độc chất độc tan trong dầu,phospho hữu cơ.Rửa đại tràng bằng dung dịch NaCl 0,9%  kết hợp rửa dạ dày 
  • Loại chất độc gián tiếp:Qua đường hô hấp có thể thải nhanh chóng một số chất độc ở thể khí hoặc thể dễ bay hơi khỏi cơ thể,để người bệnh nằm ở nơi thoáng ,làm hô hấp nhân tạo,có thể hỗ trợ hô hấp thở oxy
  • Loại trừ gián tiếp qua đường thận:truyền nhiều dịch:glucose ưu trương,dùng thuốc lợi tiểu thẩm thấu manitol,không dùng khi có suy thận,suy tim,phù phổi cấp,trụy tim nặng và chú ý bồi đắp thích đáng các chất điện giải Na,K.Tăng loại trừ chất độc acid yếu bằng đường truyền THAM/NaHCO3 1-5%(cần theo dõi pH dưới 7,6 vì kiềm hóa quá sẽ ức chế hô hấp),chạy thận nhân tạo nhanh chóng nhưng tốn kém
  • Loại chất độc gián tiếp bằng chính máu hay thẩm tích máu:thẩm tích máu cũng là hình thức lọc máu ngoài thận,cũng đơn giản như chạy thận nhân tạo nhưng đơn giản và đỡ tốn kém hơn.Chích máu khi chất độc vào máu dễ pha loãng chất độc có thể chính bớt máu và truyền nước muối sinh lý hay glucose.Biện pháp này hiệu quả nhất ở giai đoạn sớm của ngộ độc đặc biệt khi có các triệu chứng thần kinh,tim mạch và tích nước ở phổi.Không dùng trong trường hợp trụy tim mạch (niêm mạc nhợt nhạt,mạch nhỏ nhanh,huyết áp thấp)
Làm giảm độc tính của chất độc ví dụ như trong ngộ độc chì 
  • Hấp thu bớt chất độc trong dạ dày,ruột 
  • Dùng các chất có khả năng hấp thu bớt chất độc như lòng trắng trứng,sữa,kaolin,..
  • Chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính vì than hoạt có thể hập thụ nhiều chất độc nếu được dùng trong 4h đầu 
  • Có thể dùng than hoạt gây nôn hay rửa dạ dạy,không dùng khi chưa dứt nôn 
  • Trung hòa hoặc phá hủy các chất độc bằng các chất kháng độc đặc hiệu 
  • Dùng các chất tương kỵ để ngăn cản hấp thu,làm mất hoạt tính hoặc đối kháng tác dụng với chất độc 
  • Các chất chống độc có khả năng tác dụng với nhiều chất độc tạo nên những chất không tan hoặc ít tan
  • Có thể dùng các chất chống độc cùng chất gây nôn,sau khi gây nôn hoặc thêm vào dung dịch rửa đường tiêu hóa 
  • Dùng tanin để kết tủa kim loại nặng bằng các chất kháng độc đặc hiệu 
  • Alcaloid tạo với tanin hợp chất tanat kết tủa nhưng không tan trong acid HCl của dạ dày 
  • Do vậy tanin chỉ làm chậm tác dụng của chất độc nên sau khi uống  thuốc giải độc phải gây nôn hoặc tẩy xổ \
  • Các chất kháng độc không đặc hiệu không nhiều,trong trường hợp chúng có vai trò rất quan trọng 
  • Điều trị đối kháng :dùng các chất có tác dụng dược lý đối lập nhau.
  • Tác dụng trung hòa đối lập của chất độc thông qua các cơ chế:ngăn qua trình chuyển hóa thành sản phẩm độc hơn,làm tăng tốc độ thải trừ độc
  • Cạnh tranh thụ thể hoặc phong bế các thụ thể này 
  • Giúp hồi phục các chức năng của cơ thể bị ngộ độc:khử Fe3+ của methem thành Fe2+ của hem,tiếp tục tham gia vận chuyển oxy 
  • Điều trị triệu chứng:các chất độc không nhiều và việc phân tích xác định các chất độc cần có thời gian.Trong khi chờ đợi kết quả phân tích người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng vì rối loạn chức phận.vì vậy điều trị triệu chứng có vai trò rất quan trọng 
  • Nếu bị ngạt:đặt nội khí quản,hô hấp nhân tạo,không làm hô hấp nhân tạo khi ngộ độc clo,brom..Sau khi hô hấp nhân tạo có thể dùng thêm thuốc kích thích trung ương thần kinh.Chống suy tim điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc trợ tim.Chống sốc do nôn tiêu chảy,xuất huyết dẫn đến giảm thể tích máu,giảm cung lượng tim đột ngột do rối loạn nhịp tim.Điều trị triệu chứng thần kinh như co giật ,khắc phục hôn mê,ức chế thần kinh 
  • Chống mất nước và điện giải bằng truyền dung dịch glucose 5% và dung dịch NaCl.Điều trị toan kiềm bằng thuốc lợi tiểu,tăng đào thải.Chống biến chứng máu.


Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
back to top