Kiến thức y khoa tổng hợp

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Triệu chứng và cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khởi phát ở độ tuổi 50-60 tuổi,có tiền sử hút thuốc lá lâu năm,ho khạc nhiều năm nay,hay có những đợt viêm phế quản cấp tính về mùa lạnh,khó thở tăng dần và khả năng lao động giảm sút dần.
Hình ảnh chụp phổi

 Tình trạng tắc nghẽn hô hấp,giảm lưu lượng khí trầm trọng sẽ giải thích cho các triệu chứng của bệnh này.Khám phổi có ran rít,ran ngáy,ran ẩm hoặc có hội chứng giãn phế nang(lồng ngực gõ vang,hình thùng,rì rào phế nang giảm).Những triệu chứng này rõ khi có đợt cấp COPD.Nếu viêm phế quản chiếm ưu thế:bệnh nhân thường ho khạc đờm nhiều,ho xuất hiện trước sau đó mới khó thở :bệnh nhân hay bị viêm phế quản có nhiễm khuẩn và các đợt suy hô hấp.Nếu khí quản thũng chiếm ưu thế:khó thở xuất hiện trước sau đó mới có ho,khạc đờm ít.Đợt cấp của COPD là những đợt nặng lên với biểu hiện nhiễm khuẩn phồi-phế quản,suy hô hấp cấp,suy tim phải cấp.
 Những triệu chứng được phát triển dữa trên những nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

I.Các triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.Chức năng thông khí phổi


  •  FEV1<70% và ngày càng giảm hơn,không hồi phục(test giãn phế quản âm tính).
  • Chỉ số FEV1/FVC giảm.
  • FVC giảm ở giai đoạn nặng 
  • FEF(25-75%) giảm trên 40%

2.Các nhận xét khác


  • Điện tâm đồ có dấu hiệu biểu lộ tâm phế mạn(khi nặng và bị bệnh trong nhiều năm).
  • X-quang phổi giúp ích cho chuẩn đoán phân biệt và phát hiện biến chứng.Thường có các hội chứng phế quản,hội chứng phế nang và hội chứng mạch máu.Có thể phát hiện các biến chứng như tràn khí màng phổi,viêm phổi.
  • CT Scan nhằm xác định vị trí,độ rộng ,mức độ của khí phế thũng,xác định độ dày thành phế quản và hình ảnh giãn phế quản kém theo.
  • Đo khí máu khi FEV1 < 50%
  • Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh

II.Phân loại và tiến triển của bệnh phổi tắc nghen mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.Phân loại theo giai đoạn(theo GOLD 2007)

 Tùy theo mức độ nặng,COPD được chia làm 4 giai đoạn,dựa trên chỉ số FEV1,FEV1/FVC là chủ yếu:
  • Giai đoạn 1(nhẹ):FEV1/FVC < 0.07 ;FEV1 >= 80% số lý thuyết.
  •  Giai đoạn 2(trung bình):FEV1/FVC <0.07;50% <= FEV1 < 80% số lý thuyết.
  • Giai đoạn 3(nặng): FEV1/FVC < 0.7 ;30% <= FEV1 < 50% số lý thuyết.
  • Giai đoạn 4(rất nặng): FEV1/FVC < 0.7 ; FEV1 < 30% số lý thuyết hoặc FEV1 < 50%,kèm theo suy hô hấp mạn tính. 

2.Tiến triển và tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 Tiến triển tự nhiên từ khi triệu chứng khó thở đến khi xuất hiện tâm phế mạn từ 6-10 năm.
 Sau đợt cấp đầu tiên của COPD,70% bệnh nhân tử vong trong vòng 2 năm.Sau đợt cấp có tái diễn đợt cấp có suy hô hấp cấp,50% bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm.
 Dự đoán tiên lượng dựa vào chỉ só FEV1 và PACO2.Các chỉ số dự báo nguy cơ tử vong:FEV1 < 1L,PaCO2 > 46 mmHg,PaO2 < 60 mmHg,triệu chứng tâm phế mạn biểu hiện trên lâm sàng hoặc điện tâm đồ.

III.Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đường hô hấp

Trước khi điều trị bạn phải thực sự hiểu về bệnh cũng như hiểu về các bệnh tương tự về đường hô hấp có thể gây ra những điều trị sai lầm,ví dụ như bệnh viêm phổi

5.1.Mục tiêu điều trị


  • Hạn chế đến mức thấp nhất tần số,mức độ của đợt cấp và biến chứng
  • Giảm triệu chứng ở mức tốt nhất có thể đạt được
  • Giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về bệnh 
  • Đảm bảo chất lượng cuộc sống.

5.2.Các thuốc điều trị

 Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc giãn phế quản và corticoid.
 Thuốc giãn phế quản là thuốc làm giảm triệu chứng chủ yếu,ưu tiên sử dụng dạng hít có định liều,có thể chọn 1 hoặc phối hợp các loại thuốc giãn phế quản tùy đáp ứng và tình trạng khó thở.Các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài dạng hít có kết quả tốt hơn và tiện dụng hơn.Các thuốc giãn phế quản thường dùng:beta2-agonists,anticholinergic,methylxanthine.
 Corticoid ưu tiên sử dụng dạng hít có định liều,hạn chế sử dụng các dạng toàn thân vì nguy cơ tác dụng không mong muốn,chỉ dùng dạng này khi tình trạng nặng hoặc rất nặng.
 Kháng sinh được chỉ định khi bệnh nhân khạc nhiều đờm mũ hoặc sốt cao
Thuốc làm thay đổi độ nhầy của đờm(ambroxol,erdosteine,carbosysteine,bromhexin) chưa khẳng định được chắc chắn hiệu quả điều trị,nhưng vẫn được chỉ định trong trường hợp có nhiều đờm.
 Các chất antioxidants(N-acetylsystein)có vai trò làm giảm các đợt cấp của COPD.
 Vác xin phòng cúm có thể làm giảm mức độ nặng của bệnh và giảm nguy cơ tử vong.

5.3.Các biện pháp điều trị không dùng thuốc


  •  Bỏ thuốc lá
  • Oxy trị liệu dài hạn tại nhà:sử dụng oxy trị liệu liều thấp qua xông mũi
  • Phục hồi chức năng hô hấp:tập thể dục và tập thở
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý:ăn nhiều bữa mỗi bữa số lượng ít và nhiều năng lượng
Xem thêm những bệnh tương tự về đường hô hấp như bệnh hen phế quản
Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
back to top